Mẹo Khoanh Chống Liệt Môn Lịch Sử 12 Kỳ Thi THPTQG | Từ Khóa, Kiến Thức Trọng Tâm

Toàn bộ kiến thức, từ khóa môn Lịch Sử 12 cần ghi nhớ, giúp chống liệt trong kì thi THPTQG 

Kiến Thức Chống Liệt:

1. Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến hội nghị Vecxai 18/6/1919 là sự kiện tiếng sét trên bàn hội nghị.

2. Sự kiện NAQ gửi bản yêu sách đến hội nghị Vecxai 18/6/1919 được coi như một “hồi chuông” thức tỉnh tinh thần yêu nước đối với nhân dân ta.

3. Sự kiện NAQ gửi bản yêu sách đến hội nghị Vecxai 18/6/1919 được coi như một “quả bom nổ chậm” làm cho kẻ thù khiếp sợ.

4. Đảng ra đời năm 1930 mở ra 1 thời đại mới cho cách mạng Việt Nam.

5. Thất bại của khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 là sự kiện khép lại 1 thời kì đấu tranh của nhân dân ta theo khuynh hướng cũ.

6. Hội VNCM thanh niên 6/1925 là tiền thân của ĐCSVN 1930.

7. Nguyễn Ái Quốc là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

8. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc là công lao lớn nhất, đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc.

9. Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (họp tại Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đánh dấu mốc kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

10. Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méclanh ở Sa Diện tháng 1924 được đánh giá như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân.

11. Nguyên nhân chung dẫn đến sự phân hóa của hội Việt Nam Hội VNCMTN, sự chuyển hóa của Tân Việt CMĐ và sự thất bại của VNQDĐ là do sự thâm nhập và truyền bá rộng rãi của chủ nghĩa Mác - Lenin .

12. Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác phong trào đấu tranh của công nhân Ba son (8/1925).

13. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân VN.

14. ĐCS VN ra đời năm 1930 là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của phong trào công nhân VN.

15. ĐCSVN ra đời năm 1930 đánh dấu chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của CMVN.

16. ĐCSVN ra đời năm 1930 là sự kiện có tính quyết định để chuẩn bị cho bước phát triển nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc VN.

17. Sự thâm nhập và truyền bá rộng rãi của chủ nghĩa Mác - Lenin là nguyên nhân chung dẫn đến sự phân hóa của hội Việt Nam Hội VNCMTN, sự chuyển hóa của Tân Việt CMĐ và sự thất bại của VNQDĐ.

18. Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925).

19. Khi ĐCSVN ra đời năm 1930, công nhân chuyển hoàn toàn sang tự giác.

20. ĐCSVN ra đời năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại của CM Việt Nam.

21. CMT8 1945 là bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc VN.

22. Sự ra đời của chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh đánh dấu đỉnh cao của phong trào 1930 - 1931.

23. Phong trào CM 1930-1931 là cuộc diễn tập lần thứ nhất chuẩn bị cho CM tháng 8.

24. Phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc diễn tập lần thứ 2 chuẩn bị cho CM tháng 8.

25. Cao trào kháng Nhật cứu nước là cuộc diễn tập lần thứ 3 chuẩn bị cho CM tháng 8.

26. Hội nghị lần 6 BCH TW (11/1939) đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng VN thời kỳ 1939 - 1945.

27. Tổ chức mặt trận dân tộc đầu tiên của riêng VN là mặt trận Việt Minh tháng 5/1941

28. Bước nhảy vọt của CMVN là CM T8 năm 1945.

29. Kế hoạch “ phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của pháp” là chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947.

30. Chiến dịch phản công đầu tiên ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp là Việt Bắc thu đông 1947.

31. Kế hoạch đánh nhanh của Pháp bị phá sản hoàn toàn bởi chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947.

32. Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp là Biên giới 1950.

33. Chiến dịch mà ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ là chiến dịch Biên giới năm 1950.

34. Chiến thắng tạo ra bước ngoặt cơ bản cho cuộc kháng chiến chống pháp là chiến dịch biên giới 1950

35. Bước ngoặt lớn của CM Miền Nam là phong trào Đồng khởi năm 1960.

36. Đại hội kháng chiến thắng lợi là đại hội toàn quốc lần 2 của đảng lao động tháng 2/1951.

37. Chiến thắng bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava là Đông Xuân 1953 - 1954.

38. Chỉ thị “ phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của pháp” là chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947.

39. Cú đấm thép của ta dành cho pháp là Đông xuân 1953-1954

40. Chiến thắng làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương là: Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và Chiến thắng Đông Xuân 1953-1954.

41. Những thắng lợi của quân dân ta làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava là Đông Xuân 1953-1954 và Điện Biên Phủ 1954.

42. Thắng lợi ở hội nghị Giơnevơ 1954 là sự kiện kết thúc kháng chiến chống Pháp.

43. Chiến thắng quân sự lớn nhất trong kháng chiến chống Pháp là Điện Biên Phủ 1954.

44. Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954-1975 là phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền với 2 chế độ chính trị khác nhau: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

45. Phong trào Đồng Khởi năm 1960 chuyển cách mạng Miền Nam từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công và đạt thắng lợi.

46. Chiến thắng trong phong trào Đồng Khởi 1960 làm phá sản hoàn toàn chiến lược chiến tranh đơn phương của Mĩ.

47. Chiến thắng trong Xuân Hè 1965 (An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài) làm thất bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.

48. Mậu thân 1968 là chiến thắng làm thất bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.

49. Chiến thắng Mậu thân 1968 buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố Phi Mĩ hóa chiến tranh.

50. Mậu thân 1968 được gọi là tiếng sét trong đêm giao thừa.

51. Tiến công chiến lược 1972 là chiến thắng buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố Mĩ hóa chiến tranh.

52. Mậu thân 1968 và chiến thắng trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ dẫn tới việc triệu tập hội nghị Pari.

53. Tiến công chiến lược 1972 và Điện Biên Phủ trên không là những chiến thắng dẫn tới việc kí kết hiệp định Pari về Việt Nam.

54. Tiến công chiến lược năm 1972 là chiến thắng làm thất bại cơ bản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ.

55. Đại thắng mùa xuân năm 1975 là chiến thắng làm phá sản hoàn toàn chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

56. Chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975 là trận trinh sát chiến lược giúp củng cố quyết tâm giải phóng hoàn toàn Miền Nam của ta.

57. Đại thắng mùa xuân 1975 là sự kiện đánh dấu hoàn thành căn bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.

58. Điện Biên Phủ (ban đầu là ở Đồng bằng bắc bộ) là trung tâm của kế hoạch Nava.

59. Điện Biên Phủ là khâu chính của kế hoạch Nava.

60. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là chiến thắng làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở đông dương.

61. Hiệp định Pari 1973 là bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

62. Hiệp định Pari 1973 là chiến thắng tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền nam.

63. Thắng lợi của hiệp định Pari 1973 đã giúp nhân dân Việt Nam căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”.

64. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là Đường lối xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản ra đời đến này.

65. Sự ra đời của ĐCSVN là sự chuẩn bị đầu tiên cho Cách mạng tháng 8 năm 1945.

66. Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (họp tại Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

67. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX.

68. Thất bại Khởi nghĩa yên bái là sự kiện khép lại 1 thời kì đấu tranh của nhân dân ta theo khuynh hướng cũ.

69. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân VN 1954 -1975 là sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.

70. Giai cấp công nhân VN ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của TDP (trước chiến tranh thế giới thứ nhất).

71. Giai cấp cũ có từ trước cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của TDP là địa chủ phong kiến và nông dân.

72. Giai cấp cũ có từ trước cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của TDP là địa chủ phong kiến, nông dân và công nhân.

73. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp (sau chiến tranh thế giới thứ nhất).

74. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 TDP bỏ vốn đầu tư nhiều nhất vào ngành nông nghiệp.

75. Đặc trưng cơ bản nhất (quan trọng nhất) của giai cấp công nhân VN là vừa mới ra đời đã sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới, đặc biệt là cách mạng tháng 10 Nga.

76. Sự kiện mở ra 1 thời đại mới cho cách mạng Việt Nam là Đảng ra đời.

77. Đánh điểm diệt viện là phương châm tác chiến của biên giới 1950.

78. Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh là câu nói Bác Hồ dành cho Trung đoàn Thủ đô.

79. Đường lối kháng chiến chống Pháp gồm các văn kiện: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, chỉ thị toàn dân kháng chiến và tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi, trong đó tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi giải thích đầy đủ, cụ thể nhất.

80. Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi là một số bài báo của Trường Chinh đăng trên báo Sự Thật.

81. Các quyền dân tộc cơ bản gồm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất.

82. Hiệp định sơ bộ 1946 là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên công nhận tính thống nhất của VN (một trong các quyền dân tộc cơ bản).

83. Hiệp định Geneva năm 1954 là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của VN.

84. Nội dung có lợi thực tế cho ta trong hiệp định sơ bộ là 2 bên ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.

85. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam là 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất.

86. CMT8 là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân (cách mạng tư sản dân quyền).

87. Phong trào đồng khởi, cao trào kháng Nhật cứu nước là các cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Nhật từng phần.

88. Hình thái của CMT8 là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.

89. Trong tổng khởi nghĩa tháng 8, lực lượng đóng vai trò nòng cốt chủ yếu nhất là lực lượng chính trị.

90. Lực lượng đóng vai trò xung kích hỗ trợ lực lương chính trị trong tổng khởi nghĩa tháng 8 là lực lượng vũ trang.

91. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 11/1939, 5/1941 đều là hội nghị chuyển hướng chỉ đạo so với hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 7/1936.

92. Thành quả lớn nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là Quần chúng trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

93. Thành công lớn nhất mà phong trào dân chủ 1936 – 1939 đạt được là Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng.

94. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú.

95. Tên gọi VN tuyên truyền giải phóng quân - nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự.

96. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa gc địa chủ phân hóa làm 3: ĐẠI- TRUNG - TIỂU ĐỊA CHỦ/ Tư sản phân hóa làm 2: DÂN TỘC - MẠI BẢN.

97. Sự kiện nào đã đánh dấu sự trở về đầy đủ với những tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trong cương lĩnh chính trị là: Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 5/1941.

98. Thắng lợi của “Đồng Khởi” đã đưa cách mạng miền Nam bước đầu chuyển sang giai đoạn "chiến tranh cách mạng".

99. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 11/1939 là lần đầu tiên đảng ta chủ trương thành lập một “Chính phủ dân chủ cộng hòa”.

100. Tính chất xã hội của nước ta trong những năm 1945 - 1954 là một phần thuộc địa, nửa phong kiến và dân chủ nhân dân.

101. Tính chất xã hội của nước ta từ khi Pháp đặt ách thống trị đến trước tháng 8 năm 1945 thành công là nửa phong kiến và thuộc địa.

102. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản đảngAn Nam Cộng sản đảng là do sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

103. Tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc.

104. Cơ sở xã hội và điều kiện chính trị để tiếp thu những tư tưởng mới vào Việt Nam (kể cả tư tưởng tư sản và tư tưởng vô sản) là do sự ra đời của những giai cấp mới dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa của TDP.

105. Sự đấu tranh để giành lấy quyền lãnh đạo đối với cách mạng nước ta là đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam trong thời gian 1919-1930, và hai khuynh hướng đều cố gắng vươn lên giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.

106. Chủ trương vô sản hóa được thực hiện cả bởi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt CM Đảng.

107. Mĩ thực hiện chiến tranh cục bộ (phân biệt với hành động Mĩ hóa trở lại), chủ trương thực chất là như vậy.

108. Vai trò quyết định nhất đối với cm cả nước trong kháng chiến chống Mĩ CMXHCN ở miền Bắc, còn vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam của CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

109. Điều khoản quan trọng nhất của hiệp định Paris, có ảnh hưởng sâu sắc tới sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ là Hoa Kì cam kết rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

110. Sự ra đời của Nghị quyết 15 năm 1959 là nguyên nhân quan trọng nhất làm bùng nổ phong trào đồng khởi.

111. Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng là nguyên nhân quyết định nhất làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930 -1931.

112. Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ là nguyên nhân kết thúc phong trào dân chủ 1936 -1939.

113. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

114. Đại hội VI tháng 12/86 là đại hội “Đổi mới”.

115. Nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” đã được hoàn thành căn bản thông qua Hiệp định Paris năm 1973.

116. Chiến dịch HCM trong đại thắng mùa xuân năm 1975 đã hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Ngụy nhào”.

117. Pháp thu mua lúa gạo với giá rẻ mạt theo diện tích cày cấy là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn đói cuối 1944 đầu 1945 ở VN.

118. Tên các chiến lược toàn cầu của các đời tổng thống Mỹ thực hiện từ năm 1947 đến nay:

- Truman - ngăn chặn

- Aixenhao - trả đũa ồ ạt (hay còn gọi là lấp chỗ)

- Kennedy - phản ứng linh hoạt

- Nichxơn - ngăn đe thực tế

- Busơ (cha) - vượt lên ngăn chặn

- Busơ (con) - đánh đòn phủ đầu

- Bill Clinton - cam kết mở rộng

- Obama - xoay trục về châu Á.

119. Các chiến lược chiến tranh thực dân mới ứng với các đời tổng thống Mỹ áp dụng ở miền Nam VN:

- Chiến tranh đơn phương (1954-1960): tổng thống: Aixenhao.

- Chiến tranh đặc biệt (1961-1965): tổng thống: Kennedy, Nixon.

- Chiến tranh cục bộ (1965-1968): tổng thống: Ních xơn.

- Chiến tranh VN hóa (1969-1975): tổng thống: Ních xơn, Pho.

120. Vận động chiến là là cách đánh của ta trong chiến dịch Biên giới 1950.

121. Đánh điểm diệt viện là phương châm tác chiến trong chiến dịch Biên giới 1950.

122. Chiến dịch Việt Bắc là điển hình của lối đánh du kích ngắn ngày của ta.

123. Công kiên chiến là cách đánh của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

124. Vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt là chiến thuật của ta trong chiến dịch ĐBP.

125. Nguyên nhân quyết định làm kết thúc phong trào dân chủ 1936-1939 là chính phủ phái hữu lên cầm quyền ở Pháp.

126. Ý nghĩa lớn nhất của phong trào dân chủ 1936-1939 là quần chúng được giác ngộ trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

127. Kết quả to lớn nhất của phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tập dượt lần thứ 2 cho cách mạng tháng Tám năm 1945.

128. Lực lượng đông đảo nhất cho cách mạng Việt Nam sau CTTG 1 là nông dân.

129. Tiền thân của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là Tâm Tâm Xã.

130. Nòng cốt lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là Cộng sản đoàn.

131. Lực lượng cách mạng nước ta phát triển từ bắc xuống nam, hay từ miền núi xuống đồng bằng.

132. Căn cứ địa đầu tiên của nước ta là Bắc Sơn Võ Nhai.

133. Cao Bằng là nơi được Bác chọn làm căn cứ địa khi về nước.

134. Thuận lợi cơ bản nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám là nhân dân giành được chính quyền, phấn khởi tin tưởng vào chế độ mới.


Trên đây là những kiến thức trọng tâm, từ khóa về Lịch Sử lớp 12, hãy học thuộc và tự tin làm bài nhé, chúc bạn đạt kết quả cao nhất!